Cây lưỡi hổ được biết đến như một loại cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy cực tốt. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ nên đặt hướng nào để hút tài lộc cũng là thắc mắc cũng khá nhiều người. Hãy để Thích Trồng Cây giải đáp thắc mắc này ở bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Đặc điểm nổi bật cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn được biết đến với một số tên gọi: hổ vĩ, lưỡi cọp, hổ thiệt; tên khoa học là Sansevieria trifasciata, có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Tây Phi đến Nam Phi.
Cây lưỡi hổ thuộc loài mọng nước, dạng bụi, không thân, sống lâu năm, chiều cao khoảng 30-100 cm.Đặc điểm nổi bật nhất của cây lưỡi hổ ở bộ lá lạ mắt, cứng cáp,như mũi giáo luôn vươn thẳng lên bầu trời.
Lá lưỡi hổ màu xanh, sọc trắng có loại màu xanh, viền vàng,sọc vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Lá lưỡi hổ cứng,trơn bóng, không có gân, viền lá lượn sóng nên trông lá vừa cứng cáp vừa có nét mềm mại.
Lưỡi hổ cũng có hoa nhưng ít gặp, hoa mọc thành chuỗi dài trên đỉnh màu trắng ngà, trắng xanh, trắng vàng. Mỗi bông hoa có 6 cánh xinh xinh trông rất đáng yêu. Quả tròn nhỏ, mọng có màu xanh chuyển cam khi chín. Toàn cây lưỡi hổ toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống.
2. Vị trí trồng và Lợi ích cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có hình dáng đẹp, khỏe mạnh, dễ trồng và nhiều công dụng nên được các công ty nước ngoài đặc biệt ưa thích trồng trong văn phòng là lựa chọn họp lý nhất về cây trồng trong nhà . Hiện nay lưỡi hổ là loài cây phổ biến trồng trong nhà từ phòng ngủ, phòng khách đến ban công hoặc các khu vực đông người.
Lưỡi hổ thường được trồng chậu nhỏ xinh để bàn, trồng trong bình thủy tinh trang trí bàn làm việc, bàn học, phòng họp, cửa sổ, nhà ăn, kể cả phòng vệ sinh … vừa hút khí độc vừa đem đến cảm giác an tâm, giảm căng thẳng.
Lưỡi hổ được trồng thành cụm trong chậu sứ, chậu gỗ trưng ở góc phòng, hành lang, sảnh, phòng lớn, lối ra vào, gần thang máy… tô điểm cho không gian vẻ đẹp sang trọng, làm sáng bừng nội thất .
Lưỡi hổ với sức sống mạnh mẽ, dễ phối hợp còn được trồng trang trí không gian ngoại thất: trồng bụi, trồng viền, tiểu cảnh ở sân trường, công viên, nhà máy, sân vườn, cơ quan, công sở… vừa để hút bụi, điều hòa không khí vừa để trang trí.
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây lưỡi hổ còn dùng để chữa bệnh: ho, khản tiếng,viêm họng, chữa viêm tai có mủ…
3. Cây lưỡi hổ nên đặt hướng nào?
Vị trí tốt nhất để bố trí cây lưỡi hổ trong nhà hoặc văn phòng phải là khu vực bát quái được nuôi dưỡng bởi yếu tố Mộc. Do đó, Đông, Đông Nam và Nam là những khu vực lý tưởng nhất để đặt cây lưỡi hổ
Khu vực phía Bắc có thể bị suy yếu bởi sự hiện diện quá mạnh mẽ của yếu tố Mộc (ví dụ như có quá nhiều cây xanh). Vì vậy, cách tốt nhất là tránh sắp xếp nhiều cây xanh ở phía Bắc. Điều này cũng áp dụng cho các khu vực Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc. Chỉ nên trồng tối đa 2 – 3 cây xanh ở những khu vực bát quái này.
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn sẽ có cây trả lời cho mình về vấn đề “Cây lưỡi hổ nên đặt hướng nào?”. Ngoài ra, nếu còn bất kì vấn đề gì về các loại cây cảnh có thể liên hệ đến Thích Trồng Cây để được tư vấn mua hàng nhé!
Tham khảo thêm:
- Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì, tuổi gì?
- Ý nghĩa phong thủy và tài lộc của cây lưỡi hổ
- Ý nghĩa và tác dụng cây lưỡi hổ
- Cây lưỡi hổ để bàn làm việc – phong thủy cho dân văn phòng
- Cây lưỡi hổ nên đặt hướng nào để hút tài lộc, hợp phong thủy
- Mua & bán sỉ lẻ cây lưỡi hổ mang tài lộc tại TPHCM
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Luzo Garden cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về kiến thức cây trồng ăn quả, cây ăn trái. Chia sẽ các kinh nghiệm về các cách trồng cây tại nhà, trên sân thượng, ngoài sân vườn, cũng như cung cấp các giống cây ăn quả tốt nhất tại thichtrongcay.com, dành cho những người yêu thích trồng cây.